Trong hành trình không ngừng của sự phát triển công nghệ, thiết kế UI UX đã nhận được nhiều sự chú ý và đầu tư như một yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm số. Không chỉ là việc tạo ra các giao diện đẹp mắt, UI/UX đóng vai trò tạo ra không gian số đặc biệt cho người dùng chìm đắm và trải nghiệm, tạo ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc và quyết định của họ. Một nghiên cứu của Nielsen Norman Group chỉ ra rằng 88% người dùng sẽ không quay lại một trang web sau một trải nghiệm xấu về UX. Sự liên kết chặt chẽ giữa UI và UX trong thiết kế website/app là không thể phủ nhận, nhưng để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ khám phá vai trò đặc biệt của từng ngành nghề trong quá trình sáng tạo.
Vậy, UI và UX là gì? Trong bối cảnh kỹ thuật số, liệu thiết kế UI và thiết kế UX có sự khác biệt nào đáng kể? Quy trình thiết kế UX UI tại Lollypop làm thế nào? Những câu hỏi này sẽ được thảo luận chi tiết trong bài viết này để đưa bạn khám phá vào thế giới phức tạp và hấp dẫn của UI/UX design.
UI (User Interface) là khái niệm mô tả những yếu tố hiển thị trực tiếp trên giao diện của sản phẩm số. Nó bao gồm mọi thứ mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác trực tiếp trên màn hình, từ chữ viết, nút ấn, icon, hình ảnh, màu sắc, đến thanh công cụ và bố cục tổng thể.
UI Design (Thiết kế Giao diện Người Dùng) là quá trình tạo ra phần nhìn của giao diện người dùng trên website hoặc ứng dụng trên nhiều thiết bị khác nhau. Nó không chỉ đơn giản là việc sắp xếp các yếu tố, mà còn là quá trình chọn lựa về khoảng cách, hình ảnh, màu sắc, và vị trí của các nút bấm để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Mục tiêu của UI Design là tạo ra giao diện đẹp mắt, hài hòa và đồng nhất trên mọi màn hình, mang lại ấn tượng tích cực và giữ chân người dùng trong thời gian dài hơn và khiến họ thực hiện những hành động mà doanh nghiệp mong muốn.
Tương tự như UX, giao diện người dùng được thiết kế tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả người dùng và doanh nghiệp.
Phần nhìn của sản phẩm chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Để tạo ra một sản phẩm thực sự đáp ứng nhu cầu người dùng, chúng ta cần tìm hiểu phần còn lại của câu chuyện – UX (User Experience)!
UX (User Experience) là khái niệm chỉ trải nghiệm người dùng, bao gồm mọi yếu tố liên quan đến trải nghiệm tổng thể khi người dùng tương tác với sản phẩm, từ Hành trình người dùng, Kiến trúc thông tin, Tương thích nền tảng ( Responsive design) , và nhiều yếu tố khác.
UX Design (hay Thiết kế trải nghiệm người dùng) không chỉ đơn giản là thiết kế, mà còn là quá trình tối ưu hóa tương tác giữa người dùng và sản phẩm. Mục tiêu của UX Design là tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của nhóm đối tượng mục tiêu và đồng thời đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Một thiết kế UX tốt mang lại nền tảng vững chắc cả phía người dùng và doanh nghiệp:
Xem thêm: 8 xu hướng thiết kế UI UX cho website 2024 dự đoán sẽ “làm mưa làm gió”
Đằng sau thành công của một sản phẩm/dịch vụ, luôn có bóng dáng của một quy trình thiết kế chuyên nghiệp. Tại Lollypop, “bóng dáng” ấy mang tên Agile Design Process (Quy trình thiết kế linh hoạt).
Cách tiếp cận này được Lollypop học hỏi và tinh chỉnh từ Design Thinking Process (Quy trình Tư duy Thiết kế) vô cùng nổi tiếng của Don Norman- một quy trình thiết kế đã góp phần làm nên tên tuổi của những tên tuổi lớn như Apple, Airbnb, và Uber trên khắp thế giới.
Điểm độc đáo của Agile Design Process nằm ở khả năng linh hoạt, sẵn sàng điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, và đặc tính văn hóa riêng biệt của từng khu vực. Điều này giúp quy trình này phù hợp với cả doanh nghiệp SMEs và các tập đoàn lớn trên toàn cầu. Hãy cùng khám phá thêm chi tiết ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về Agile Design Process.
Giai đoạn “Nghiên cứu” chính là bước khởi đầu quan trọng, mang lại cái nhìn tổng quát về dự án cũng như những hiểu biết sâu sắc về Khách hàng (doanh nghiệp). Đây là bước quan trọng tạo nên cơ sở để xây dựng sản phẩm đáp ứng mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của người dùng mục tiêu. Giai đoạn này bao gồm 2 bước đầu tiên của Design Thinking Process.
A. Empathize (Đồng cảm)
Mỗi Doanh nghiệp sẽ có định hướng và tầm nhìn rất riêng dành cho mỗi sản phẩm của họ. Do đó, ở bước “Empathize”, Lollypop sẽ đặt Clients làm trọng tâm nhằm đảm bảo những định hướng thiết kế của chúng tôi luôn gắn liền với mục tiêu của họ (Tăng nhận diện thương hiệu, Tiếp cận tệp người dùng mới, Tăng traffic cho Website, v.v).
Để bắt đầu, Lollypop sẽ gửi đến Clients một mẫu câu hỏi về nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể:
B. Define (Xác định)
Sau khi nhận được câu trả lời từ phía Khách hàng, đội ngũ thiết kế của Lollypop sẽ tổng hợp, phân loại và phân tích thông tin, nhằm xác định Problem Statement (Tuyên bố Vấn đề) chính của dự án. Từ đó, Lollypop sẽ tư vấn về thời gian, nguồn lực cần thiết cho dự án để tối ưu hóa chiến lược phát triển sản phẩm.
Về cơ bản, Problem Statement là một mô tả ngắn gọn về một vấn đề cụ thể, bao gồm trạng thái hiện tại của vấn đề, trạng thái mong muốn đạt được trong tương lai, và khoảng trống hiện tại giữa hai trạng thái đó. Problem Statement giúp đội thiết kế hiểu rõ vấn đề cần giải quyết và cung cấp cái nhìn tổng quan cho quá trình thiết kế giải pháp.
Sau khi hoàn thành Problem Statement, các UX Designers của Lollypop sẽ lên kế hoạch và tiến hành Discovery Workshop với phía đối tác trong khoảng 2-3 tuần để thống nhất về hướng tiếp cận của dự án. Xuyên suốt Workshop này, nhóm cũng sẽ tiến hành các nghiên cứu và tạo dựng 1 số deliverables như:
Giai đoạn này có thể xem là quan trọng nhất trong toàn bộ dự án, khi mà các UI và UX Designers hợp tác chặt chẽ để tạo ra giải pháp thiết kế tốt nhất cho vấn đề đã đặt ra. Trong thời điểm này, vai trò của Clients chuyển từ việc định hình sang theo dõi và đánh giá. Giai đoạn Design của Lollypop sẽ bao gồm 3 bước còn lại của Design Thinking Process
C. Ideate (Ý tưởng hóa)
Mục tiêu của bước Ideate là tối đa hóa khả năng tìm ra giải pháp thực sự hiệu quả cho các vấn đề của dự án. Để đạt được mục tiêu này, các Designer sẽ tham gia vào quá trình brainstorming, trao đổi và góp ý liên tục để tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Các ý tưởng phù hợp nhất và tốt nhất thường được tích hợp vào một hành trình người dùng lý tưởng trong tương lai (User Journey To-Be) hoặc được minh họa dưới dạng Storyboard, giúp khách hàng dễ hình dung về trải nghiệm mà thiết kế mới sẽ mang lại.
Bên cạnh đó, các Designers cũng cần tạo ra một số Giao phẩm (Deliverables), bao gồm:
D. Prototype (Nguyên mẫu)
Bước Prototype sẽ nhằm tạo ra một phiên bản sơ bộ của sản phẩm/dịch vụ có thể được kiểm tra, đánh giá và cải thiện trước khi bước vào Giai đoạn Phát triển. Một số “Deliverables” thường được tạo ra trong bước Prototype bao gồm:
E. Test (Kiểm thử)
Kiểm thử chính là bước cuối cùng trong Giai đoạn Design, lúc này, các Designer sẽ kiểm tra chức năng và khả năng sử dụng của phiên bản Prototypes đã được hoàn thiện để thu thập phản hồi từ người dùng hoặc các bên liên quan. Một số phương pháp Testing thường được sử dụng là:
Có thể bạn muốn xem thêm những bài viết khác vềUX:
Ở giai đoạn Development, đội ngũ thiết kế sẽ bàn giao các tài liệu thiết kế chính như Information Architecture, Visual design, Prototypes, Style Guide hoặc Design system,… cho Team Dev (Đội ngũ lập trình) để bắt đầu giai đoạn phát triển sản phẩm. Lưu ý rằng các tài liệu có thể bao gồm các UI/UX design annotations, ghi chú chi tiết về các yếu tố thiết kế như kích thước khối, khoảng cách giữa các thành phần và các hành động nút tương tác, v.v.
Với những tài liệu này trong tay, các Developers đã có đủ nguồn tài liệu để phát triển sản phẩm. Trong đó, các vai trò chính ở giai đoạn này bao gồm:
Lưu ý: Để đảm bảo rằng các yếu tố thiết kế hoạt động hiệu quả và đáp ứng mong đợi của khách hàng và người dùng, sự hợp tác và giao tiếp chặt chẽ giữa hai đội là rất quan trọng. Trong khi đội ngũ Dev cần nắm vững giải pháp thiết kế để lập trình đúng theo yêu cầu, đội ngũ Design cũng cần sát cánh để hiểu rõ những đặc điểm, hạn chế kỹ thuật, để điều chỉnh và tạo ra những thiết kế thân thiện với quá trình lập trình.
UI và UX là hai khái niệm trong lĩnh vực thiết kế. UI (User Interface – Giao diện người dùng) bao gồm các yếu tố mà người dùng có thể tương tác trực tiếp, như Font chữ, Button, Icon, Hình ảnh, Màu sắc, Thanh công cụ, và Bố cục Layout. Trong khi đó, UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) liên quan đến phần chức năng của sản phẩm, nhằm đảm bảo sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của người dùng một cách mượt mà.
UI/UX Designer tập trung thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện (UI) tối ưu cho sản phẩm, Product Designer không chỉ bao gồm yếu tố UI/UX mà còn xem xét các yếu tố tạo ra giá trị kinh doanh từ sản phẩm. Trong khi, UI/UX Designer hầu như chỉ làm việc với nhóm phát triển nhằm tối ưu các chi tiết thiết kế, Product Designer cũng sẽ phối hợp với đội ngũ chiến lược kinh doanh và quản lý, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò của UI/UX Designer và Product Designer có thể thay đổi tùy theo tổ chức và dự án cụ thể.
Hiện nay, Lollypop cung cấp 2 gói dịch vụ thiết kế UX UI có độ dài linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp. Gói Agile Design Process, dành cho doanh nghiệp lớn và SMEs, kéo dài từ 6-12 tháng, tuỳ thuộc vào độ phức tạp của dự án. Ngoài ra, gói “Build Fast. Launch Fast” được tối giản hóa để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm nguồn lực của Start-ups, với thời gian kéo dài từ 2-3 tháng.
Xuyên suốt Quy trình thiết kế, các Designers của Lollypop sẽ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, trong thực tế, Lollypop sẽ cân nhắc bỏ qua một số hoạt động dựa theo yêu cầu của Clients, để có thể giảm thiểu chi phí và tối ưu thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Đó cũng chính là ý nghĩa của từ “Agile” (Linh hoạt) mà Lollypop luôn luôn theo đuổi trong tất cả các dự án thiết kế!
Một quy trình thiết kế chỉn chu sẽ luôn là nền tảng vững chắc, tạo nên những sản phẩm/dịch vụ thành công, mang lại giá trị cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn đang ấp ủ cho một dự án phát triển sản phẩm, hãy nhớ rằng đội ngũ UI/UX Designer tại Lollypop luôn sẵn hàng hỗ trợ bạn.
Lollypop Design Studio Vietnam là một trong top công ty thiết kế UI UX hàng đầu tại TPHCM, Việt Nam, cung cấp giải pháp toàn diện từ Nghiên cứu giải pháp, Thiết kế UI/UX đến Phát triển sản phẩm trên nền tảng số.
Hãy liên hệ với Lollypop và cùng trao đổi về hành trình chuyển biến những ấp ủ của bạn thành hiện thực nhé!