Image
Blogs

UX Content là gì? Tại sao nên bản địa hóa nội dung sản phẩm?

Posted on  4 April, 2024
logo

Khi thâm nhập vào thị trường mới, việc đầu tư phát triển sản phẩm là nhiệm vụ tất yếu của doanh nghiệp! Công việc này không chỉ dừng lại ở việc dịch văn bản trên Website/App sang tiếng bản địa một cách phù hợp, mà đòi hỏi quá trình nghiên cứu tỉ mỉ về thị trường, văn hóa và hành vi người dùng. 

Từ đó, đội ngũ thực hiện sẽ thiết kế lại nội dung trên giao diện sản phẩm gốc (UX Content), bản địa hóa chúng sao cho phù hợp với người dùng nhằm mang đến một trải nghiệm nội dung liền mạch. 

Vậy UX content bao gồm những thành phần nội dung nào? Tại sao nên bản địa hóa UX content trên Website/App? Sự khác nhau giữa bản địa hóa và dịch thuật là gì? Và đâu là những thách thức khi doanh nghiệp bản địa hóa nội dung sản phẩm? Hãy cùng Lollypop Vietnam  khám phá qua bài viết này nhé!

UX content là gì? 

UX content bao gồm các thành phần nội dung trên Website/App như văn bản, hình ảnh, hình minh họa, audio, video,… Chúng cung cấp các hướng dẫn và điều hướng người dùng hoàn thành các tác vụ khác nhau trên sản phẩm.

Trong một dự án thiết kế UI/UX, các công việc liên quan đến UX Content bao gồm Sáng tạo nội dung trên giao diện người dùng (UI), Xây dựng kiến trúc thông tin – Information Architecture (IA), Kiến tạo luồng hành vi người dùng – User Flow,… Về bản chất, các công việc này sẽ thuộc phạm trù trách nhiệm của đội ngũ UX, bao gồm UX Writer (UX Content Writer) hay UX Designer. 

Localization là gì? Tại sao chúng ta nên bản địa hóa nội dung?

bản địa hóa nội dung

Trong khi đó, bản địa hóa (localization) là quá trình tinh chỉnh nội dung và giao diện sản phẩm để phù hợp với từng khu vực cụ thể. Quá trình này giúp tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa, mang đến sự hài lòng cho người dùng mục tiêu. Việc bản địa hóa Website/App một cách toàn diện giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi thâm nhập vào một thị trường mới.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh hiệu quả của quá trình bản địa hóa trải nghiệm người dùng (UX Localization) đối với hoạt động kinh doanh. Theo Nimdzi Insights:

  • UX Localization giúp các công ty tăng doanh số bán hàng tại địa phương từ 100-400%.
  • 70% khách hàng có dự định chi tiêu nhiều hơn cho các trải nghiệm bản địa hóa qua các kênh trực tuyến.
  • 90% khách hàng ưu tiên mua các sản phẩm được bản địa hóa cho thị trường của họ.
  • Bản địa hóa sản phẩm sang 10 ngôn ngữ địa phương khác nhau giúp công ty tiếp cận tới 90% khách hàng trực tuyến trên toàn cầu.

Một ví dụ điển hình về bản địa hóa nội dung chính là Netflix, dịch vụ phát video trực tuyến hàng đầu trên toàn cầu. Netflix đã bản địa hóa nội dung của mình để phục vụ khán giả trên khắp thế giới thông qua việc cung cấp lồng tiếng, phụ đề và chú thích. Công việc này thường được giao cho các freelancer địa phương, nhằm đảm bảo chất lượng của nội dung bản địa trên các sản phẩm. Ngoài ra, Netflix cũng đề xuất các bộ phim khác nhau cho mỗi người dùng, dựa trên sự phổ biến của bộ phim tại khu vực mà họ sinh sống. Điều này mang đến tính cá nhân hóa rất lớn trong trải nghiệm người dùng của Netflix.

Sự khác biệt giữa bản địa hóa và dịch thuật là gì?

Sự khác biệt giữa bản địa hóa và dịch thuật

Hiện nay, bản địa hóa (localization) và dịch thuật (translation) đều là những phương pháp dịch vô cũng phổ biến và thường được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên về bản chất, 2 phương pháp này có những điểm khác biệt nhất định:

Dịch thuật (Translation)Bản địa hóa (Localization)
  • Quá trình chuyển đổi văn bản dạng chữ (text) sang một ngôn ngữ khác.
  • Quá trình tinh chỉnh nội dung (văn bản, hình ảnh, video,…) trên giao diện sản phẩm để phù hợp ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa của một khu vực cụ thể.
  • Ý nghĩa và ngữ cảnh ban đầu được giữ nguyên.
  • Ý nghĩa và ngữ cảnh có thể thay đổi theo bối cảnh văn hóa, miễn thông điệp chính được đảm bảo.
  • Người thực hiện có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, tập trung truyền tải thông điệp chính xác theo bối cảnh trong văn bản gốc.
  • Người thực hiện có hiểu biết sâu sắc về thị trường, người dùng, văn hóa bản địa, đồng thời, cần xét đến các yếu tố khác nhau như chuẩn mực xã hội, tiếng lóng, phép xã giao,… trong quá trình bản địa hóa. 

Top 3 thách thức khi bản địa hóa nội dung 

Từ những phân tích trên, dễ thấy việc bản địa hóa nội dung không đơn giản chút nào! Vậy đâu là những thách thức tiềm ẩn mà các doanh nghiệp hay các UX Designer cần lưu ý? 

1. Khó khăn trong quá trình dịch thuật

Khi bản địa hóa nội dung trên Website/App, các UX Designer đôi lúc gặp khó trong quá trình dịch thuật. Đôi khi, một đoạn văn rất hay khi viết bằng bằng tiếng Anh, nhưng lại trông rất “kì cục” khi được dịch sang tiếng Việt.

Ngoài ra, UX Designer cũng cần đảm bảo độ dài bản dịch không vượt quá giới hạn cho phép. Việc văn bản dài ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến kích thước và bố cục tổng thể của giao diện, từ đó khiến công cuộc bản địa hóa tốn nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, vì mỗi ngôn ngữ sẽ có độ dài khác nhau, nên việc đảm bảo độ dài bản dịch không hề dễ dàng. Một câu văn gãy gọn trong tiếng Anh đôi khi lại rất “cồng kềnh” khi được dịch sang tiếng Việt.

Vì vậy, UX Designer cần cân nhắc rất kỹ khi lựa chọn từ ngữ, vừa đảm bảo độ dài, mà vẫn truyền tải đúng thông điệp trong phiên bản gốc một cách mượt mà nhất.

2. Giữ gìn “Brand Identity” đồng thời thích ứng với văn hóa địa phương

Theo The Branding Journal, Brand Identity (Nhận diện thương hiệu) đề cập đến những đặc điểm độc đáo tạo nên bản sắc riêng của thương hiệu. Chúng bao gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình như lịch sử, tính cách, bộ nhận diện thương hiệu,… Khi gia nhập vào thị trường mới, doanh nghiệp cần tinh chỉnh ngôn ngữ và thiết kế sao cho phù hợp với văn hóa địa phương, nhưng đồng thời, cần gìn giữ bản sắc vốn có. 

Việc cân bằng giữa 2 điều này giúp thương hiệu tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh trạnh trong mắt người dùng. Tuy nhiên, để đạt được sự cân bằng này là không hề dễ dàng. 

3. Bản địa hóa “bài bản” ảnh hưởng tiến độ ra mắt thị trường

Quá trình bản địa hóa đòi hỏi sự tỉ mỉ từ nghiên cứu, tinh chỉnh đến thử nghiệm sản phẩm, và việc quá cầu toàn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể quá vội vàng trong việc ra mắt thị trường! Sản phẩm không được “test” kỹ lưỡng có thể phát sinh lỗi, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp tốn thêm thời gian và chi phí chỉnh sửa, mà còn tác động tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu ở thị trường mới. 

Vì vậy, việc cân bằng giữa việc bản địa hóa sản phẩm một cách chuẩn chỉnh, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian ra mắt thị trường, là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Xem thêm những bài viết tương tự của Lollypop: UX Problems: Cách phát hiện và giải quyết để giữ chân người dùng

Tại sao Outsourcing là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp có nhu cầu bản địa hóa sản phẩm? 

Những thách thức kể trên cho thấy bản địa hóa sản phẩm không phải vấn đề nên xem nhẹ bởi những ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu và kết quả kinh doanh. Thực tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến các Design Agency hàng đầu để “outsource” công đoạn này khi mở rộng sang một thị trường mới.

Vậy, chiến lược Outsourcing này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chiến lược “Outsource” giúp doanh nghiệp tiếp cận các Agency hàng đầu với quy trình bài bản và kinh nghiệm thực chiến trong nhiều năm. Ngoài ra, họ cũng am hiểu về văn hóa địa phương và những “insight” về thị trường mục tiêu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo tiến độ dự án, cũng như thiết kế sản phẩm phù hợp với người dùng mục tiêu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ cần trao đổi về mục tiêu dự án, cung cấp cho Agency hướng dẫn chi tiết về thương hiệu. Điều này giúp Agency hiểu được các thông tin liên quan đến tính cách thương hiệu, từ đó lựa chọn ngôn ngữ, màu sắc, thiết kế sao cho phù hợp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo sản phẩm bản địa hóa vẫn giữ được bản sắc vốn có.

2. Tối ưu thời gian và chi phí

Khi bản địa hóa sản phẩm, chiến lược Outsourcing giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, tránh các chi phí tuyển dụng (từ lúc sàng lọc ứng viên, phỏng vấn, đến “onboard” và training nhân viên về thương hiệu / sản phẩm). 

Ngoài ra, “Outsource” cho Agency có kinh nghiệm tại thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp đảm bảo thời gian ra mắt sản phẩm, cũng như chất lượng sản phẩm. Từ đó, giảm thiểu các chi phí phát sinh khi phải sửa đi sửa lại lỗi trên giao diện sản phẩm bản địa hóa.

3. Tập trung thời gian tối ưu chiến lược GTM

Để thâm nhập thị trường mới thành công, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường (Go-to-market) chỉn chu. Trong đó, phát triển sản phẩm bản địa hóa là một trong những công việc trọng yếu. “Outsource” quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thời gian cho các khâu quan trọng khác như Phát triển chiến lược Marketing, Chiến lược bán hàng hay Xây dựng hệ thống đo lường để đánh giá hiệu quả chiến lược.

Có thể bạn muốn xem thêm về: Design Outsourcing: Giải pháp thiết kế tối ưu chi phí 

Tạm kết

Bản địa hóa UX Content cho sản phẩm Web/App hứa hẹn sẽ là một hành trình chông gai cho các doanh nghiệp! Ở đó, Outsourcing sẽ là cách tiếp cận tối ưu, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ dự án. Và đến lúc này, việc lựa chọn đối tác Outsource phù hợp với dự án của bạn sẽ là tiên quyết!

Nếu bạn đang đang xây dựng chiến lược nội dung bản địa hóa cho Website hoặc App của mình, hãy cân nhắc Lollypop Vietnam như một đối tác tiềm năng. Chúng tôi là công ty thiết kế UI UX hàng đầu tại TPHCM, cung cấp dịch vụ thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Design), đánh giá trải nghiệm người dùng (UX audit), thiết kế nhận diện thương hiệu (Brand Identity Design),… 

Image